Câu bị động có mối quan hệ mật thiết với câu chủ động. Do đó, nếu bạn muốn thành lập câu bị động ở thì nào thì hãy sử dụng câu chủ động của thì đó. Bên cạnh đó, câu bị động thường được dùng ở thể khẳng định. Dưới đây là một số dạng câu bị động phổ biến:

Công thức câu chủ động và câu bị động của các thì trong tiếng Anh

Thì quá khứ đơn: S + was/were + V_pp (+ by….).

Ví dụ: He was arrested by the police yesterday (Anh ấy đã bị bắt bởi cảnh sát vào ngày hôm qua).

Thì hiện tại đơn: S + is/am/are + V_pp (+ by….).

Ví dụ: The house is cleaned everyday by me (Ngôi nhà được dọn dẹp hàng ngày bởi tôi).

Thì tương lai đơn: S + will + be + V_pp (+ by….).

Ví dụ: This building will be destroyed tomorrow (Tòa nhà này sẽ bị phá hủy vào ngày mai).

Thì quá khứ tiếp diễn: S + was/were + being + V_pp (+ by….).

Ví dụ: While I was watching TV, my motorbike was being repaired by my father yesterday (Trong khi tôi đang xem TV thì chiếc xe máy của tôi đang được sửa bởi bố tôi).

Thì hiện tại tiếp diễn: S + is/am/are + being + V_pp (+ by….).

Ví dụ: Her house is being painted by her boyfriend (Nhà của cô ấy đang được sơn bởi bạn trai của cô ấy).

Thì quá khứ hoàn thành: S + had + been + V_pp (+ by….).

Ví dụ: This guitar had been bought before I was ten years old (Chiếc đàn guitar này đã được mua trước khi tôi 10 tuổi).

Thì hiện tại hoàn thành: S + have/has + been + V_pp (+ by….).

Ví dụ: The school has been constructed for 2 years (Ngôi trường đã được xây dựng 2 năm (và bây giờ vẫn đang xây)).

Thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn: Không có dạng bị động của riêng nó mà sẽ dùng dạng bị động của thì hiện tại hoàn thành.

Có một lưu ý nhỏ là chủ ngữ trong câu bị động chính là chủ ngữ bị tác động trong câu chủ động (còn được gọi là “tân ngữ” hoặc “chủ ngữ 2”). Do đó, khi chuyển từ câu chủ động sang câu bị động, chúng ta cần xác định được tân ngữ/chủ ngữ 2 của câu chủ động đó. Ngoài ra, tùy thuộc vào chủ thể cần nhấn mạnh mà trong câu bị động có thể có giới từ “by” hoặc không. Nếu câu bị động đó muốn nhấn mạnh cả chủ thể bị tác động và chủ thể gây ra tác động thì sẽ thêm cụm từ “by + chủ thể gây ra tác động” ở cuối câu bị động đó. Còn nếu câu bị động chỉ muốn nhấn mạnh chủ thể bị tác động thì không cần thêm cụm từ “by + chủ thể gây ra tác động”.

Như vậy, PHIL CONNECT đã giới thiệu những nội dung cơ bản nhất về câu bị động. Nhìn chung kiến thức về câu bị động không quá khó vì nó dựa trên những công thức có sẵn của câu chủ động. Trong tiếng Anh, đặc biệt là trong văn viết, câu bị động thường được sử dụng nhiều hơn vì phong cách viết của tiếng Anh là tránh dùng các đại từ chỉ người. Vì vậy, bạn hãy cố gắng học thật tốt câu bị động nhé.

Phil Connect cam kết hỗ trợ học viên tất cả các thủ tục liên quan đến du học tiếng Anh tại Philippines và không thu bất kỳ khoản phí dịch vụ nào. Hãy liên hệ với Phil Connect để được tư vấn và hỗ trợ hoàn toàn miễn phí nhé!

Bạn không nên bỏ lỡ!

Ưu đãi "khủng" đang chờ bạn - Nhận báo giá trọn gói trong 5 phút!

Inbox Fanpage 0907 999 772 Tải tài liệu
luyện thi IELTS
Báo giá trọn gói!

    Đăng ký tư vấn